BÁNH WAGASHI VÀ Ý NGHĨA ĐẰNG SAU NÓ

line

BÁNH WAGASHI VÀ Ý NGHĨA ĐẰNG SAU NÓ

Khái niệm về Wagashi, phân loại Wagashi :

-Wagashi, tiếng Nhật là 和菓子, わがし. Đây là tên dùng để gọi chung cho các loại bánh ngọt truyền thống đặc trưng của Nhật Bản. Các loại bánh này có điểm chung là thường dùng nguyên liệu từ thực vật và dùng để ăn cùng với trà. Wagashi có hương vị được chăm chút hơn các loại đồ ăn khác và được trình một cách nghệ thuật trong các buổi tiệc trà truyền thống của người Nhật. Cái tên Wagashi không chỉ là món bánh ngọt thông thường mà còn là bộ môn nghệ thuật đặc biệt tinh tế và độc đáo. Trong Tiếng Hán, Wagashi có tên là “Hòa quả Tử”, tức là vẻ đẹp của tự nhiên. Vậy nên mỗi chiếc bánh wagashi đều được ví như một tiểu vũ trụ tổng hòa những yếu tố tươi đẹp trong đất trời. Với ý nghĩa triết học phương Đông sâu sắc ẩn trong từng món ăn nhỏ bé, wagashi đã trở thành một nghệ thuật ẩm thực đặc trưng và đáng tự hào của người Nhật.

- Phân loại theo hình dạng: Namagashi- bánh ẩm, Hanabiramochi – Bánh hình cánh hoa , Manju – Bánh bao, Manju rán, Higashi – bánh Wagashi khô, Yokan – Bánh thạch,...

Phân loại bánh theo hình dạng.http://duhocnhatbanline.com/banh-wagashi-diem-noi-bat-trong-nen-am-thuc-nhat-ban

 - Phân loại theo tháng trong năm Tháng 1: Hanabiramochi, Matsu no Yuki, Kanko Bai. Tháng 2: Kobai, Kantsubaki và Tamatsubaki . Tháng 3: Hishimochi. Tháng 4: Sakuramochi. Tháng 5: Kashiwamochi, Chimaki. Tháng 6: Minazuki. Tháng 7: Kikkoden. Tháng 8: Kingyoku, Mizumanju. Tháng 9: Tsukimi dango, Ohagi. Tháng 10: Ichou, Minori no Aki, Inokomochi. Tháng 11: Kirizansho, Momiji. Tháng 12: Maruyubeshi, Yuzumochi.

Ý nghĩa đằng sau chiếc bánh 和菓子

- Wagashi là một môn nghệ thuật chứa đựng sự tinh tuý, tài hoa của xứ sở hoa anh đào, không những thế loại bánh này còn được ví như những bản ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên 4 mùa Nhật Bản. Đặc biệt là con người có mối liên hệ mật thiết với thế giới tự nhiên, 4 mùa khác nhau thì sự trao đổi chất của con người theo từng mùa cũng khác nhau, cho nên cần dựa theo sự thịnh suy âm dương để lựa chọn các món ăn khác nhau. Thuận theo quy luật “Xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm”. Ví dụ như bánh hanabiramochi thường dùng để thưởng thức vào dịp năm mới tượng trưng cho sắc hoa mơ Nhật Bản nở rộ vào mùa xuân. Còn Hishimochi thường dùng trong các lễ hội búp bê cho các em bé gái, các lớp bánh đại diện cho 3 mùa trong năm: xuân (hồng), hạ (xanh lá), đông (trắng) và đặc biệt là thông điệp mà chiếc bánh hishi mochi muốn gửi đến “ Sẽ không xuất hiện mùa thu (vàng) tàn úa trong cuộc đời của người thiếu nữ”. Hình dáng kim cương của chiếc bánh cũng như lời chúc về cuộc sống trường thọ, sung túc.

-Với ý nghĩa sâu sắc ẩn trong từng chiếc bánh Wagashi chắc hẳn ta phải sử dụng tất cả các giác quan thì mới có thể cảm nhận được sự thanh khiết và tinh tuý mà chiếc bánh mang lại.

 + Thị giác: Được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp súc tích, thanh thoát trong những áng thơ văn, tranh vẽ, học tiết của Nhật Bản. Chiếc bánh được xem là những bức tranh thiên nhiệt tuyệt đẹp của xứ sở mặt trời mọc

+ Vị giác: Ta có thể cảm nhận được sự tinh tế thông qua những nguyên liệu có trong từng chiếc bánh. Nhân bánh được làm từ đậu đỏ, nguyên nhân được cho là do vị umami có trong đậu đỏ. Người Nhật luôn thích vị ngon được cảm nhận từ lưỡi mà thành phần umami có nhiều trong các loại đậu giàu protein, điển hình là đậu đỏ. Sự cân bằng hài hòa giữa vị umami của đậu đỏ và vị ngọt của đường làm nên nhân wagashi được cho là rất hợp khẩu vị của người Nhật. Hơn thế nữa, đậu đỏ hạt tròn, có màu đỏ nên gắn liền với tín ngưỡng Thần đạo, thờ các hiện tượng tự nhiên như Mặt trời. Quốc kỳ của Nhật Bản cũng là một hình tròn màu đỏ trên nền trắng, tượng trưng cho Mặt trời. Như vậy có thể thấy, đậu đỏ có mối liên kết về mặt hình dạng với Mặt trời, đây là biểu tượng luôn được nhắc tới của xứ sở anh đào này.

 + Xúc giác: Mỗi loại bánh Wagashi luôn đáp ứng được sự mềm mại, ẩm ướt, giòn tan khác nhau với mỗi nhu cầu sử dụng bánh khác nhau.

 + Khứu giác: Tạo nên mùi hương thoang thoảng, tươi mát, ngọt ngào nhưng không làm mất đi thi vị của thức uống đi kèm.

 + Thính giác: Tại sao nói thưởng thức Wagashi có thể cảm nhận bằng thính giác, đó là vì chiếc bánh được đặt theo những tên gọi nên thơ, trang nhã của ca từ trong thơ, nhạc và hơn thế nữa là được đặt theo tên của biểu tượng, hiện tượng thiên nhiên của mỗi mùa. Với cái tên đầy chất thơ đó, người thưởng thức bánh có thể vẽ nên những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

- Wagashi đã trở thành một nghệ thuật rất mực tinh tế trong nền ẩm thực Nhật Bản, vừa đề cao cái đẹp, vừa khéo léo biến những thứ nhỏ bé nhất, thường nhật nhất thành những điều đặc biệt nhất. Nó tổng hợp được những yếu tố thiên nhiên đẹp nhất trong đất trời, hình ảnh khắc hoạ đa dạng làm người khác có thể dễ dàng liên tưởng tới bức tranh hoa anh đào chớm nở nhẹ nhàng,… Wagashi có cái ‘hồn’ rất riêng, đây không chỉ là món ăn để no, mà những người thợ làm bánh còn đặc biệt chú trọng trọng yếu tố mỹ học, bên cạnh đó tạo cho thực khách cảm nhận sự tinh tuý của chiếc bánh. Vì vậy, đây có thể được xem là một kiệt tác Nhật Bản thu nhỏ, khó món ăn nào có thể sánh bằng.

Đặc biệt bánh Wagashi được biết đến như một “công cụ” để quảng bá hình ảnh văn hóa của Nhật Bản đến với thế giới và tiếp tục trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực.  Nếu có cơ hội được đến xứ sở hoa anh đào hãy thưởng thức và ngắm nhìn những chiếc bánh để có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nó.